Công nghệ đúc kim loại:
Đúc kim loại là công nghệ chế tạo sản phẩm bằng phương pháp rót vật liệu kim loại (inox, gang, thép, hợp kim nhôm, hợp kim đồng, hợp kim…) ở trạng tháy chảy lỏng vào lòng khuôn để tạo ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu, sau khi kim loại đông đặc trong khuôn, sản phẩm đúc sẽ được lấy ra ngoài.
- Công nghệ đúc có thể cung cấp các sản phẩm ở dạng phôi (phục vụ cho gia công cắt gọt cơ khí), hoặc sản phẩm hoàn thiện (chi tiết máy, vỏ máy, kết cấu cơ khí),
Hiện nay, Công nghệ đúc rất phát triển và các sản phẩm đúc ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau: Công nghiệp ô tô, hàng hải, quân sự, chế tạo máy móc công nghiệp, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, đồ gia dụng (ống nối inox, van vòi nước, phụ kiện lắp ghép kính inox, phụ kiện lắp ghép nhôm…) Thông thường khối lượng sản phẩm đúc kim loại chiếm trung bình khoảng 20~50% khối lượng máy móc.
- Ưu điểm của đúc kim loại
+ Có thể đúc được hầu hết các loại kim loại: đúc inox, hợp kim nhôm, gang, thép hợp kim, hợp kim đồng, các kim loại và hợp kim có thành phần khác nhau. Không phụ thuộc vào cơ tính của vật liệu đúc, mà chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ nóng chảy và mức độ chảy lỏng của vật liệu đúc.
+ Có thể đúc được các chi tiết máy, kết cấu cơ khí có hình dạng, kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác khó hoặc không chế tạo được. Đây là ưu điểm vượt trội của đúc kim loại có với các công nghệ gia công cơ khí khác (gia công cắt gọt, gia công áp lực, gia công hàn...)
- Nhược điểm của đúc kim loại
+ Tốn kim loại cho hệ thống rót, hệ thống ngót để phục vụ dẫn kim loại lỏng vào lòng khuôn và bù lượng co nghót cho sản phẩm đúc kim loại trong quá trình đông đặc. Lượng kim loại cho hệ thống rót và hệ thống bù co ngót sẽ được tái sử dụng cho các mẻ đúc sau. Tuy nhiên, nó sẽ làm hao tốn năng lượng cho quá trình nấu chảy trở lại, dẫn tới tăng chi phí sản xuất.
+ Sản phẩm đúc có thể có khuyết tật (ví dụ rỗ khí, rỗ co, nứt, rò rỉ…) bởi vì đặc tính của quá trình đúc kim loại (kim loại từ trạng thái rắn, được nung tới trạng thái nóng chảy hoàn toàn, rồi được rót vào lòng khuôn, và làm nguội để đông đặc). Đó đó, quá trình thay đổi trạng thái của vật liệu rẫn tới thay đổi về thể tích của vật liệu. Nếu thiết kế sản phẩm đúc không tốt, sẽ phát sinh các rỗ khí (do khuôn thoát khí kém) rỗ co (do chiều dày thành không đồng đều, phân bố nhiệt trên sản phẩm không đồng đều)... dẫn tới làm cho tỉ lệ phế phẩm cao
+ Thiết bị kiểm tra khuyết tật bên trong vật đúc có chi phí cao, cần thiết bị hiện đại (kiểm tra rò rỉ, phân tích thành phần vật liệu, kiểm tra rỗ khí ngầm…) đòi hỏi các thiết bị đo siêu âm, thiết bị quét tia X-ray, thiết bị tạo áp suất cao... và chi phí vô cùng đắt đỏ.
Một số phương pháp đúc kim loại hiện nay
Công nghệ đúc kim loại đã được nhân loại sử dụng rộng rãi hàng nghìn năm nay và vô cùng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, máy móc... Dưới đây là một số công nghệ đúc mà EuroCast Jsc. tổng hợp và giới thiệu:
+ Đúc trong khuôn cát (sand casting)
+ Đúc trong khuôn kim loại (permanent mold casting)
+ Đúc chân không (vacuum casting)
+ Đúc áp lực (die casting) (bao gồm đúc áp lực cao – high pressure die casting, đúc áp lực thấp – low pressure die casting)
+ Đúc ép (squeeze casting/squeeze forming)
+ Đúc ly tâm (centrifugal casting)
+ Đúc liên tục (continuous casting)
+ Đúc theo mẫu cháy (lost foam casting)
+ Đúc theo mẫu chảy (investment casting / lost wax casting) (còn gọi là đúc khuôn vỏ mỏng, đúc mẫu sáp)
+ Đúc trọng lực (gravity casting)
Bài viết liên quan:
Sản phẩm đúc mẫu chảy, đúc thép, đúc kim loại, đúc inox, đúc nhôm, đúc đồng EuroCAST
Sản phẩm đúc mẫu chảy EuroCAST
Quy trình đúc mẫu chảy EuroCAST
Đúc mẫu chảy Inox, đúc mẫu chảy inox 304, đúc mẫu chảy Inox 316
Catalog sản phẩm đúc mẫu chảy EuroCAST